• narrow screen resolution
  • wide screen resolution
  • fluid screen resolution
  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
  • style1 color
  • style2 color
  • style3 color
Giáo dục
Học ngoại ngữ sớm giúp bé phát triển trí thông minh PDF. In

Theo một số chuyên gia, bé học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ lại càng cao

Bà Helen Doren – Nhà ngôn ngữ học người Anh, người đã lập ra một khoá học tiếng Anh cho trẻ em trong khoảng từ 6 đến 18 tháng tuổi cho biết: “Không bao giờ là sớm để bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ em”.
 
Nhưng cho trẻ học ngoại ngữ như thế nào để phát huy tốt khả năng học tiếng của trẻ và tạo cho trẻ niềm thích thú, đam mê trong khi tham gia học tiếng?
 
Sau đây mà một số nguyên tắc học ngoại ngữ chính thường được áp dụng:
 
1. Học càng sớm càng tốt:
 
Hiện nay, có nhiều ý kiến trái chiều trong việc dạy ngoại ngữ cho trẻ. Một số cha mẹ cho rằng, trẻ con nói Tiếng Việt còn chưa rõ biết gì mà học tiếng Anh?
Đọc thêm...
 
Dạy bé nhớ mặt chữ PDF. In
Phần lớn các bé bắt đầu biết nhận mặt chữ trong khoảng 2-3 tuổi và có thể xác định nhiều chữ cái trong khoảng 4-5 tuổi.

ImageBạn có thể dạy bé về chữ cái ở tuổi lên 2 nhưng chỉ là cách ‘vui để học’.

Việc học của bé độ tuổi này khác với bé lớn hơn. Bạn có thể dựa vào các loại sách tranh, sách màu có chữ cái để chỉ cho bé những chữ cái mà bé biết, màu sắc, con vật, hình dạng và đồ vật có trong sách.
 
Có nhiều cách thú vị để dạy bé nhận diện từng chữ cái một. Ký tên của bé trên tất cả những bức tranh mà bé vẽ; sau đó, chỉ ra từng chữ một. Dần dần, bé sẽ hiểu những chữ cái đó nếu được đặt cạnh nhau sẽ tạo thành tên của bé. Bạn còn có thể giúp bé nhận dạng tên mình theo nhiều cách khác: gắn tên của bé lên cửa phòng bé hoặc lên đồ chơi cá nhân; giúp bé chơi giải đố chữ hoặc những cái nam châm trên tủ lạnh.
Đọc thêm...
 
4 cách nói khi bé không nghe lời PDF. In

Nhiều bé có thói quen lơ đãng hoặc cố tình phớt lờ những lời bạn nói. Điều này khiến cha mẹ bực bội và bé cũng có xu hướng trở nên cứng đầu, khó bảo hơn.

Bé không nghe lời là tình trạng khó xử củakhá nhiều bậc cha mẹ. Ngày nay, nhiều bé được chiều chuộng tới mức có thể phản đối yêu cầu của người lớn (bé thường lắc đầu để bày tỏ thái độ không đồng tình). Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo 4 gợi ý từ Ivillage.
 
1. Yêu cầu đi kèm với mục đích rõ ràng

Một số bậc phụ huynh thích yêu cầu bé với thái độ mang tính chất mệnh lệnh nghiêm trọng. Chẳng hạn: “Con đứng dậy, ra xe ngay. Mẹ sẽ đưa con qua nhà ông bà ngoại. Nếu không, mẹ đi một mình, con ở nhà đấy”.

Khắc phục: Bạn có thể nói “Hai mẹ con mình sẽ sang nhà ông bà ngoại bây giờ. Con đứng dậy, ra xe nhé”. Bé sẽ để ý tới yêu cầu của bạn nhanh hơn nếu bạn cho bé biết rõ mục đích của hành động đó trước.
Đọc thêm...
 
Bí quyết dạy bé yêu thông minh PDF. In

GiadinhNet - Tình yêu và sự âu yếm thực sự cần thiết cho trẻ nhất là trong những tuần tháng đầu tiên. Nựng con, dỗ dành con khi chúng khóc sẽ tạo nên sự tin cậy.

Tình yêu
Tình yêu và sự âu yếm thực sự cần thiết cho trẻ nhất là trong những tuần tháng đầu tiên. Nựng con, dỗ dành con khi chúng khóc sẽ tạo nên sự tin cậy. Con bạn sẽ cảm nhận được tình yêu và hình thành mối quan hệ giữa người với người. Nếu một đứa trẻ ngay từ những tuần đầu tiên không được chú ý chăm sóc, lớn lên chúng sẽ sống khép mình và cô độc.

Trải nghiệm, khám phá

Hãy để trẻ trải nghiệm càng nhiều càng tốt, tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh sẽ làm tâm hồn trẻ trở nên hào hứng hơn. Bạn phải làm gì? Đi dạo và đưa con đến nhiều nơi... Cho con cảm nhận được những cảnh vật khác nhau và những âm thanh khác nhau. Không để trẻ trước màn hình tivi suốt cả ngày. Trẻ cần những trải nghiệm thực sự chứ không phải là những hình ảnh ảo. Trẻ sẽ cần nhiều không gian để tự mình khám phá.
Đọc thêm...
 
Nâng cao trí thông minh cho trẻ PDF. In
Theo dõi quá trình phát triển tư duy ở trẻ con từ lúc sơ sinh đến khi hoàn chỉnh là một công việc lý thú của các bậc làm cha mẹ đối với con cái. Qua đó, chúng ta có thể tìm ra phương pháp giáo dục đúng mức, định hình và rèn luyện con trẻ một cách đúng hướng, phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên.

Image

Không nên dùng mệnh lệnh, sự cưỡng bức, gò bó, biến các đầu óc ngây thơ, trong trắng thành những “ông bà cụ non bất đắc dĩ”. Các nhà khoa học chia sự phát triển tư duy của trẻ em thành những giai đoạn sau: Độ tuổi sơ sinh: chỉ có những nhu cầu mang tính bản năng như thích gần gũi, ôm ấp, vỗ về và đòi ăn; độ tuổi nhà trẻ: ngây thơ, tươi tắn, đồng thời có ít nhiều sự ích kỷ và sung sướng, hạnh phúc khi được chú ý, chăm sóc; độ tuổi mẫu giáo: trẻ bắt đầu để ý đến những nhu cầu của người khác nhưng tư duy của chúng vẫn còn lẫn lộn giữa thực tế và tưởng tượng; hai năm đầu của bậc tiểu học: trẻ hoàn toàn ngây thơ và ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ, chưa phân biệt được hiện tại và tương lai; những năm sau của bậc tiểu học: trẻ bắt đầu so sánh mình với người khác, bắt đầu đòi hỏi người lớn về những điều mà trước kia trẻ tin tưởng tuyệt đối và khám phá những thực tế không hợp lý về thế giới tương lai.

Đọc thêm...
 
Trang 1 trong tổng số 2

Hình ảnh trường

SinhNhat15.jpg

Người dùng trực tuyến

Hiện có 15 khách Trực tuyến