• narrow screen resolution
  • wide screen resolution
  • fluid screen resolution
  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
  • style1 color
  • style2 color
  • style3 color
Trị chứng tè dầm của trẻ PDF. In

Sự kiên nhẫn của bố mẹ cùng với một số bước đơn giản có thể giúp con mình “tạm biệt” chứng tè dầm vào ban đêm.

Trong khi hầu hết các bé đều có thể bỏ được tật xấu “dấm đài” thì vẫn có một số bé tiếp tục tè dầm đến tận khi chúng 6 – 7 tuổi, thậm chí nhiều hơn. Tình trạng è dầm xuất hiện nhiều ở các bé trai hơn các bé gái.

Tiến sĩ Paul Austin, phó giáo sư phẫu thuật tại ĐH Washington ở St Louis và một bác sỹ khoa tiết niệu tại bệnh viện nhi St Louis cho rằng chứng tè dầm không phải là do vấn đề hành vi hay tâm thần hoặc sự lười biếng của trẻ.
Mà những nguyên nhân phổ biến nhất của tè dầm bao gồm các yếu tố di truyền, thiếu hormone chống lợi tiểu (ADH) hoặc vasopressin, được sản xuất thường vào ban đêm để hạn chế sự hình thành nước tiểu trong khi ngủ.

Tè dầm ban đêm cũng có thể xuất hiện khi bàng quang không liên kết được với não bộ để đánh thức trẻ dạy kịp thời đi tiểu hay bàng quang quá nhỏ so với tuổi của trẻ để có thể giúp trẻ chủ động trong việc đi tiểu buổi đêm.

Thông thường, tất cả những nguyên nhân phổ biến này đều là tạm thời và vấn đề sẽ được giải quyết khi đứa trẻ lớn lên. Nhưng về phía mình, cha mẹ nên kiên nhẫn tạo cho trẻ những phương thức để chúng không bị “ước” trong khi ngủ.

Một số bước phụ huynh dùng biện pháp cho trẻ uống hạn chế nước, chất lỏng hai giờ trước khi đi ngủ, khuyến khích con em mình đi vệ sinh trước khi lên giường, hay đánh thức trẻ dậy vào ban đêm để đi vệ sinh.

Phụ huynh nên chắc chắn rằng các bé được nghỉ ngơi đủ và không hoạt động quá mệt. Trước khi ngủ, bố mẹ cũng tránh cho con dùng những loại thực phẩm gây nhạy cảm hoặc sản xuất nước tiểu tăng, như sữa, nước có ga, cà phê, chocolate, nước uống có màu nhân tạo, bánh kẹo, cam thảo, cam quýt và dưa hấu.

Tuy nhiên, phương pháp trị chứng tè dầm cũng tuỳ theo đối tượng. Nếu trẻ bị tè dầm do thận hoạt động không tốt thì có thể cho trẻ dùng thuốc tổng hợp antidiuretic, thuốc nội tiết tố gọi là desmopressin, có thể giảm lượng nước tiểu sản xuất.

Hoặc nếu bàng quang của trẻ nhỏ, một loại thuốc để giúp bàng quang thư giãn và giữ nước tiểu nhiều được sử dụng hoặc kết hợp với thuốc nội tiết tố antidiuretic. Theo Tiến sỹ Austin: “Trẻ em uống thuốc sáu tháng. Trong vòng một hoặc hai tuần khi dùng thuốc, gia đình có thể nhanh chóng xác định xem đứa trẻ có bỏ được tật xấu không. Nếu không, phải gặp bác sỹ để xem xét lại vấn đề”.

Tiến sỹ Austin cũng khuyên các bậc cha mẹ cũng nên nói cho họ biết rằng chứng tè dầm không nguy hiểm và sẽ hết khi chúng lớn lên. Bố mẹ không nên quát mắng hay có những hành động khiến trẻ sợ hãi mỗi lần chót tè dầm ra giường.

Hoàng Ngân (afamily.vn)

 

Hình ảnh trường

SinhNhat02.jpg

Người dùng trực tuyến

Hiện có 5 khách Trực tuyến