• narrow screen resolution
  • wide screen resolution
  • fluid screen resolution
  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
  • style1 color
  • style2 color
  • style3 color
Có nên cho trẻ sử dụng điện thoại di động sớm? PDF. In

Kết quả một công trình nghiên cứu của Anh về mối liên quan giữa điện thoại di động (ĐTDĐ) và sức khỏe cho thấy, nếu chúng ta cho trẻ sử dụng ĐTDĐ sớm có thể làm tăng nguy cơ u não lên gấp năm lần.

Trẻ dưới 16 tuổi có nguy cơ cao bị nhiễm phóng xạ từ ĐTDĐ, vì khi đó hộp sọ của các em còn nhỏ và mỏng hơn, nên phóng xạ có khả năng xâm nhập sâu vào bên trong. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em dưới 12 tuổichỉ nên sử dụng ĐTDĐ trong những trường hợp thật khẩn cấp, và nên nghe qua tai nghe.

Giáo sư Lennart Hardell thuộc bệnh viện của Trường đại học Orebro, Thụy Điển, cho biết, những người sử dụng ĐTDĐ trước năm 20 tuổi thường có khả năng bị u thần kinh đệm cao hơn gấp năm lần. Theo các kết quả nghiên cứu, có tới gần 50% các trường hợp u não phổ biến là u thần kinh đệm. Mặc dù đây là một loại u lành tính, không có khả năng gây ung thư, nhưng chúng lại ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác và gây điếc.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác vẫn bày tỏ sự nghi ngờ về kết quả nghiên cứu trên. Đơn giản vì là chúng ta chưa có đủ thời gian cần thiết để có thể kiểm tra được chính xác những hậu quả đi kèm, trong khi thời gian ủ bệnh ung thư thường rất dài.

 

Ở lứa tuổi đi học, điện thoại di động được sử dụng ngày càng phổ biến.

Các nhà nghiên cứu Thụy Điển cũng đã tìm hiểu các thiếu niên trong độ tuổi từ 14-20 và chia họ thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất gọi chưa đến năm cuộc và gửi chưa đến năm tin nhắn mỗi ngày. Nhóm còn lại gọi nhiều hơn 15 cuộc và gửi hơn 15 tin nhắn mỗi ngày. Những người tham gia phải trả lời một số câu hỏi về lối sống và giấc ngủ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những em nào sử dụng ĐTDĐ thường xuyên thì luôn ở trong tình trạng bất ổn, không yên. Chúng cũng có lối sống phóng túng hơn, uống nhiều bia rượu hơn, hay bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu, và dễ bị stress, mệt mỏi.

Nhà nghiên cứu Gaby Badre thuộc Viện Hàn lâm Sahigren, tác giả công trình nghiên cứu, cho biết: "Việc sử dụng ĐTDĐ ở trẻ em đang ngày càng phổ biến. Chúng đã tự tạo nên sức ép phải luôn kết nối và liên lạc trong cả ngày".

Theo các chuyên gia tâm lý và y học, cần phải gia tăng nhận thức của trẻ em về những hậu quả tiêu cực do sử dụng ĐTDĐ, chẳng hạn như làm mất ngủ, gây suy giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung.

Hương Huyền (www.phunuonline.com.vn)

 

Hình ảnh trường

SinhNhat04.jpg

Người dùng trực tuyến

Hiện có 9 khách Trực tuyến