• narrow screen resolution
  • wide screen resolution
  • fluid screen resolution
  • Increase font size
  • Default font size
  • Decrease font size
  • style1 color
  • style2 color
  • style3 color
Góc cha mẹ
4 điều mẹ nên làm để bé luôn thích những bữa ăn PDF. In

Ắt hẳn bạn đã từng không ít lần vắt óc để nghĩ cách làm cho con hứng thú hơn với mỗi bữa ăn nhưng lại thất bại. Vậy hãy mạnh dạn thử những cách sau nhé!

1. Hãy nấu cho con như nấu cơm đãi khách

Mỗi lần nhà có khách quý, bạn luôn bỏ công sức để làm những món ăn cầu kì, ngon miệng để đãi khách. Vậy hãy làm điều đó với con mình. Mẹ đừng coi thường vị giác của bé nhé. Nếu không tin thì bạn hãy để ý, những món ăn được bạn cầu kì chế biến, nêm nêm sẽ được bé đón nhận với thái độ khác hẳn những món ăn bạn chế biến khi lười biếng hay vội vàng.

Bạn tin không, nếu bé biết nói thì bé sẽ khen những bữa mẹ nấu ngon đấy!

Đọc thêm...
 
Những điều cần lưu ý cho bé trong dịp tết về PDF. In

Dịp tết tuy nhiều món ăn ngon được chuẩn bị, bánh mứt kẹo cũng luôn có sẵn nhưng đây lại chính là nguyên nhân tiềm ẩn những nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ dễ mắc bệnh tiêu hóa trong dịp tết

Trong những ngày Tết, cha mẹ thường có thói quen sử dụng thực phẩm dự trữ (dễ nhiễm khuẩn, ôi thiu…), thực phẩm chế biến sẵn (nguy cơ lạm dụng hóa chất bảo quản) và thói quen ăn uống của mọi thành viên thường bị đảo lộn. Ví dụ, chế độ ăn nhiều thức ăn giàu đạm, đường, chất béo… giảm trầm trọng chất xơ, vitamin, chất khoáng… nên rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Đặc biệt trẻ em với hệ tiêu hóa còn non yếu, khả năng thích nghi kém nên khi các bé ăn không đúng bữa, lại lạm dụng các loại thực phẩm ưa thích nhưng không tốt cho sức khỏe (bánh, kẹo, nước ngọt…), khả năng các bé mắc chứng rối loạn tiêu hóa rất cao, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho bé nếu không được điều trị kịp thời.

Đọc thêm...
 
Ứng xử với bạn khác giới của con PDF. In

Ở tuổi vị thành niên, trẻ rất khó phân biệt sự khác nhau giữa tình bạn khác giới và tình yêu. Với những người trưởng thành, các quan hệ cùng giới, khác giới được phân định rõ ràng theo từng mục đích. Nhưng với con trẻ - những cây non còn đang đâm chồi, nảy lộc thì mọi khái niệm đều rất mơ hồ và lẫn lộn, nhất là những khái niệm về giới.

Suy nghĩ "cùng kênh" với con

Bước vào tuổi dậy thì, trẻ có nhiều thay đổi và có thêm nhiều mối quan hệ, đặc biệt là các quan hệ khác giới. Cộng với ảnh hưởng của nội dung các sản phẩm truyền thông, trẻ bắt dầu có những mong ước khám phá về tình yêu và xa hơn nữa là tình dục.

Ranh giới giữa tình yêu và tình bạn ở giai đoạn này của trẻ rất mong manh, với những hiểu biết non nớt của mình trẻ không thể phân biệt sự khác nhau giữa một tình bạn khác giới và tình yêu, càng không thể chọn cách ứng xử phù hợp cho hai loại quan hệ này.

Do vậy, nếu không khéo léo, cha mẹ sẽ rất khó để hiểu, nắm bắt được tâm lý, nhu cầu kết bạn của con mình, càng khó giúp con tìm ra ranh giới giữa bạn và người yêu. Thông thường, các bậc cha mẹ thường soi mói: Đứa bạn con ở đâu, con nhà ai, là người như thế nào, bố/mẹ cấm con chơi bời lung tung... Tệ hơn nữa, nếu trẻ có những cú điện thoại dài bí mật, tin nhắn bất thường hoặc những dòng nhật ký đầy xao xuyến, cha mẹ thường nổi đoá lên quát mắng, thậm chí là đánh, chửi. Phản ứng này sẽ chỉ làm phức tạp thêm tình hình và ngăn cách thêm sâu mối quan hệ giữa cha mẹ và con.

Đọc thêm...
 
Làm gì khi trẻ sặc sữa? PDF. In

Bé đang bú bỗng ho sặc sụa, tím tái và lịm đi. Đó là bé đã bị sặc sữa, một tai biến thường gặp khi bú bình. Sữa tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, khiến trẻ có thể chết vì thiếu ôxy.

Theo các chuyên gia y tế, sặc sữa ở trẻ nhỏ có thể xảy ra do yếu tố bên trong và bên ngoài.

Yếu tố bên trong:

Trẻ mới sinh có dị tật ở các cơ quan liên quan đến việc mút, nuốt như là: sứt môi, hở hàm ếch, điểm nối giữa thực quản và hệ hô hấp có vấn đề.

Trẻ mới sinh có vấn đề về bệnh tim hoặc phổi làm cho trẻ phải thở gấp, nên cơ hội bị sặc sữa nhiều hơn trẻ bình thường.

Trẻ có biểu hiện phát triển chậm hoặc mắc bệnh co giật cũng dễ bị sặc sữa hơn trẻ bình thường.

Đọc thêm...
 
Trị chứng tè dầm của trẻ PDF. In

Sự kiên nhẫn của bố mẹ cùng với một số bước đơn giản có thể giúp con mình “tạm biệt” chứng tè dầm vào ban đêm.

Trong khi hầu hết các bé đều có thể bỏ được tật xấu “dấm đài” thì vẫn có một số bé tiếp tục tè dầm đến tận khi chúng 6 – 7 tuổi, thậm chí nhiều hơn. Tình trạng è dầm xuất hiện nhiều ở các bé trai hơn các bé gái.

Tiến sĩ Paul Austin, phó giáo sư phẫu thuật tại ĐH Washington ở St Louis và một bác sỹ khoa tiết niệu tại bệnh viện nhi St Louis cho rằng chứng tè dầm không phải là do vấn đề hành vi hay tâm thần hoặc sự lười biếng của trẻ.
Mà những nguyên nhân phổ biến nhất của tè dầm bao gồm các yếu tố di truyền, thiếu hormone chống lợi tiểu (ADH) hoặc vasopressin, được sản xuất thường vào ban đêm để hạn chế sự hình thành nước tiểu trong khi ngủ.

Đọc thêm...
 
<< Bắt đầu < Lùi 1 2 3 Tiếp theo > Cuối >>

Trang 2 trong tổng số 3

Hình ảnh trường

SinhNhat12.jpg

Người dùng trực tuyến

Hiện có 3 khách Trực tuyến